Cách bảo quản bếp từ đúng cách

CÁCH BẢO QUẢN BẾP TỪ ĐÚNG CÁCH

Ngôi nhà hạnh phúc được tạo nên từ những người phụ nữ nấu, nướng món ăn ngon chính trong không gian bếp yêu thương của họ. Đặc biệt Bếp từ là thiết bị không thể thiếu trong nhà bếp của gia đình hiện đại. Bởi sự gọn gàng, thẩm mỹ, sạch sẽ, an toàn và đa năng đã khiến nhiều chị em nội trợ tin dùng và chọn mua sản phẩm độc đáo này. Bếp từ được hoạt động dựa trên nguyên lý làm nóng bằng cảm ứng của sóng điện từ nên bếp không bị lan mùi khói, an toàn và ngăn ngừa cháy nổ.
                                                                 

1. Nguồn cắm điện

– Các nhà cung cấp luôn khuyên người tiêu dùng nên sử dụng những phích cắm, ổ cắm riêng, chắc chắn phải chịu được tải của công suất bếp từ ( đa số ở mức 1800 – 2000W) với dây cấp nguồn tối thiểu tiết diện 2.5 mm2, khi lắp đặt nên nối 1 dây tiếp đất để tránh bị giật khi đang sử dụng. Và đấu nối qua Attomat để đảm bảo an toàn khi không sử dụng cụ thể như Bếp đôi (2 vùng nấu ) dùng Attomat <=20A, Bếp ba (3 vùng nấu) dùng Attomat <= 30A

– Đảm bảo dây cắm phải chịu được công suất của bếp từ thì mới thật sực an toàn khi sử dụng.

– Tuyệt đối nên không sử dụng những nguồn điện không ổn định, dễ bị chập cháy gây hư hại những bo mạch của thiết bị điện bên trong. Luôn đảm bảo nguồn điện hoạt động bình thường nếu gia đình không phải sử dụng qua một bộ đổi nguồn (thiết bị ổn áp).
    

2. Lúc hoạt động Chỉ nên đặt nồi có chứa thức ăn khi đặt lên bếp từ

– Không đặt nồi lên bếp khi chưa có gì bên trong bởi bếp làm nóng rất nhanh, dễ gây hư hại nồi và các thiết bị bếp.

– Trên mặt bếp, người nội trợ không nên  đặt dao, đĩa, bát sứ, nắp lọ hoặc vung nồi bằng kim loại bởi chúng dẫn nhiệt và nóng lên rất nhanh, gây nguy hiểm khó lường.

– Tuyệt nhiên không sờ tay vào bề mặt bếp trong khi nấu ăn hoặc sau khi nấu vì nhiệt từ nồi truyền sang tay sẽ gây bỏng.

– Hạn chế không để vương nước và thức ăn lên bếp bởi nó có thể chảy xuống các khe thông gió và thẩm thấu vào bên trong sẽ khiến các mạch điện từ của bếp bị hư hỏng.

3. Lúc dừng hoạt động

– Lau dọn bếp khi thức ăn bị rơi xuống vì bề mặt bếp được làm bằng thủy tinh cao cấp chịu nhiệt.

– Nên để xa tầm với của trẻ em

– Tuyệt đối không rút phích điện bất ngờ, phải tắt nguồn trên mặt bếp trước tiên. Khi xảy ra sự cố mất điện thì bạn nên phản xạ nhanh tức thì rút dây khỏi phích cắm.

– Nên vệ sinh bếp từ bằng khăn bông mềm và ẩm; không sử dụng hóa chất có hoạt tính tẩy mạnh khi lau chùi trực tiếp. Phía dưới là hệ thống thông gió, vệ sinh đều đặn sẽ đảm bảo cho công suất bếp được tốt nhất trong quá trình sử dụng.

4. Bảo quản đúng cách và tăng tuổi thọ của bếp

– Nên đặt bếp nơi thoáng gió nhằm tránh tình trạng trong quá trình sử dụng ,quạt trong bếp sẽ tản nhiệt và lưu thông gió để không gây tổn hư đến các bo mạch trong thiết bị bếp,

– Không nên sử dụng bếp từ gần các thiết bị điện tử và thiết bị gia dụng khác bởi chúng dễ bị nhiễm từ, dẫn đến hư hại hoặc nhiễu sóng đài, tivi, radio trong bán kính 3m.

– Tuyệt đối không đặt bếp than, bếp điện gần bếp từ vì các loại bếp này cũng sẽ làm hư hại đến những thiết bị từ tính bên trong bếp từ.

Cách dùng và nguyên lý hoạt động giản đơn nhưng khi gặp tình huống hỏng hóc thì các bạn nên gọi điện nhờ tới trung tâm bảo hành của hãng sản xuất hoặc đem đến các đại lý chĩnh hãng ủy quyền để vấn đề được xử lý ngay. Không được tự ý tháo mở và sửa chữa bếp khi chưa rõ nguyên nhân.

1 Comments

Leave A Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Giỏ hàng 0

Không có sản phẩm nào trong giỏ hàng.